Ốc mượn hồn tên khoa học gọi là cua ẩn sĩ hoặc cua ký cư, đây là một loài giáp xác thuộc họ Decapoda.
Phần lớn loài ốc có cơ thể không đối xứng và sống trong vỏ, mang theo vỏ khi di chuyển. Trước khi bắt đầu thả nuôi con vật nào, các bạn cần tìm hiểu kĩ lối sống, đặc điểm sinh học của loài đó và đối với Ốc mượn hồn cũng vậy.
Ốc mượn hồn gồm hai loại
-
Ốc dưới nước
-
Ốc trên cạn
Những người mới chơi sẽ khó phân biệt hình dáng, kích thước của hai loại này.
Ốc mượn hồn dưới nước
Còn được gọi là ốc nước có tên tiếng Anh là Marine Hermit Crab. Nó có tập tính ngâm hoàn toàn trong nước, thích phơi mình trên các rặng san hô, đá và ăn tảo , rong rêu, xác cá.
Loại ốc dưới nước cực kỳ khó nuôi nên các bạn muốn nuôi cần tìm hiểu kỹ và có kinh nghiệm trong việc cho ăn, tạo hồ nuôi, pha nước đúng tỷ lệ,..
Đối với loài ốc mượn hồn sống ở dưới nước, bạn có thể bắt gặp ở biển, cầm lên ngắm nghía và chụp hình nhưng lưu ý hãy trả nó về lại đúng vị trí nó ở.
Khi mua ốc, người nuôi ốc có thể không nói cho bạn biết ốc thuộc loại nào, bạn cần hiểu rõ điều này bởi vì nếu không đúng môi trường sống sẽ không nuôi được chúng.
Ốc dưới nước được chia thành nhiều loại và có vỏ ướt nên việc nuôi khó hơn so với ốc trên cạn.
Ốc mượn hồn trên cạn
Giai đoạn ấu trùng sẽ ở biển và được nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác. Cua ẩn sĩ cạn thường được bán online, bán trên các diễn đàn mạng xã hội,..Loài vật này được săn bắt nhiều hơn so với ốc mượn hồn dưới nước.
Khả năng tái sinh sản của ốc thấp nên có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Giai đoạn trưởng thành, ốc mượn hồn sống trên cạn và khi sinh sản, ấu trùng được ốc mẹ đem xuống biển. Ấu trùng ốc khi đó có kích thước bằng ba hạt gạo, sau đó sẽ lên cạn tìm vỏ để lột xác, căng tròn thành ốc.
Mục đích chủ yếu của việc lột xác và tìm vỏ mới chính là tìm nơi trú ngụ cho cơ thể của chúng, tuy nhiên không phải lúc nào cúng tìm được vỏ ốc vừa vặn, khi đó chúng có thể chết.
Tập tính của ốc trên cạn:
- Sống theo bầy đàn.
- Sống ở nơi cửa sông, cửa biển, có cây cối, rong tảo và ít người sinh sống.
- Tập tính Chia sẻ vỏ ốc cho nhau.
- Ăn tạp.
- Điều khó khăn đối với người nuôi ốc là giai đoạn lột xác và tìm vỏ của ốc.
Sẽ rất tốt nếu những người nuôi ốc hỗ trợ ốc lúc lột xác và tìm vỏ, không chỉ tạo hộp nuôi, cho ăn đúng cách thâm chí còn cung cấp vỏ phù hợp cho ốc.
Các loại ốc mượn hồn phổ biến
Tại Việt Nam nói riêng và những quốc gia tiếp giáp với biển khác, ốc mượn hồn không chỉ phát triển về số lượng mà còn là số loài.
Những loại ốc phổ biến nhất là :
-
Rogurus
-
Cavipes
-
Violasen
-
Brevi
-
Perlatus
-
Cua dừa
Rogusus
Rogusus (Rogu) thường: có màu xám hoặc đen.
Rogusus đột biến có màu xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, cam.
Hình dáng: vỏ tròn và ngắn, nhanh nhẹn nhưng ốc mượn hồn Rogu có chút nhút nhát.
Cavipes
Ốc Cavipes có màu nâu, chân và càng dài và rất nhanh nhẹn.
Ốc Violasen
Màu sắc: màu xanh , màu cam.
Ưu điểm: chân và càng rất khỏe, thích leo trèo, vỏ dài và to, nhanh nhẹn và dạn người.
Brevi
Ốc Brevi có màu tím và đỏ gạch, điểm đặc biệt là chiếc càng rất to so vs tỷ lệ cơ thể. Ốc Brevi có kích thước to nhất trong các loại ốc mượn hồn. Đặc điểm sinh học : vỏ tròn và to, tính ù lì, chậm chạp và dạn người. Nó được gọi là King of Crabs.
Perlatus
Ốc Perlatus được gọi tắt là Per hoặc Strawberry vì màu đỏ rực, giống dâu tây và nhanh nhẹn, nhút nhát, vỏ tròn và ngắn như ốc Rogu.
Cua dừa
Đặc điểm của cua dừa là càng khỏe, tên tiếng Anh là Coconut Crab, có thể bổ đôi quả dừa.
Phân biệt Ốc mượn hồn như thế nào?
Muốn phân biệt ốc mượn hồn trên cạn hay dưới nước, các bạn có thể quan sát râu và mắt của chúng.
Loại ốc dưới nước có vỏ to hơn thân và mắt tròn xoe, râu yếu ớt.
Ốc trên cạn có râu khỏe khoắn và linh hoạt hơn, mắt dẹt, được nuôi nhiều hơn vì loại ốc dưới nước rất khó nuôi.
Các loại ốc mượn hồn được nuôi phổ biến: Cua dừa, Perlatus, Brevi, Cavipes, Ốc Violasen, Rogusus.
Hướng dẫn nuôi ốc mượn hồn hiệu quả nhất
Cũng như kỹ thuật nuôi các loài cá, ốc mượn hồn là loại ốc không hề dễ nuôi và có nhiều đặc điểm sinh học đặc biệt. Muốn nuôi ốc sống lâu cần lưu ý những điều sau:
Việc lựa chọn ốc vô cùng quan trọng, nuôi cá hay nuôi ốc cũng cần đến bước chuẩn bị và kế hoặc nuôi hiệu quả, mua ốc nhỏ bắt đầu nuôi thì ốc yêu ớt, khó sống nên cần chọn nơi mua uy tín, các diễn đàn địa chỉ rõ ràng, không nên mua hàng bán dạo. Thời điểm mới mua về, trong 12 tiếng đồng hồ không nên cho ốc ăn gì cả. Đây là kinh nghiệm nhiều năm nuôi thú cưng và chỉ cho uống nước. Việc cho ăn liền sẽ làm ốc bị rối loạn tiêu hóa.
Hồ nuôi ốc mượn hồn cần ẩm ướt, chứ không nhiều nước.Độ ẩm thích hợp là 75%-85%. Thị trường có loại máy đo độ ẩm giá 75.000 đồng.Điều kiện cần có trong hồ là cát luôn luôn ướt, duy trì nhiệt độ sẽ khó hơn duy trì độ ẩm. Tuy nhiên, ốc có thể sống trong môi trường có nhiệt độ cao. Lưu ý: trong hồ nuôi ốc không được sử dụng xơ dừa hoặc sỏi vì xơ dừa dễ gây nấm mốc, sỏi làm chật hồ nuôi, ốc có thể bị ốc khác ăn khi lột xác.
Dụng cụ sử dụng khi nuôi ốc mượn hồn bao gồm: Bình phun sương, bình xịt sương, sử dụng bình xịt sương lên vỏ ốc, nền của hồ nuôi và pha nước phun theo tỷ lệ cứ 500ml nước tinh khiết, nước máy( không chứa flo) với 3 nắp muối hạt. Số lần phun là 3 lần mỗi ngày.Máy phun sương chạy liên tục và xịt nước tinh khiết sẽ làm ốc hoảng loạn nên sử dụng nước muối để xịt sẽ tốt hơn. Hồ chứa ốc có thể sử dụng hộp nhựa nhưng sử dụng hồ thủy tinh sẽ hiệu quả hơn. Hồ thủy tinh nuôi ốc cần đậy kín thường xuyên và chừa lỗ khoảng 1-2mm cho thoáng, cho phép luồng khí ra vào, việc đậy nắp thường xuyên giúp duy trì độ ẩm.Khi cho ốc ăn, các bạn nên mở 1 phần của nắp đậy, duy trì độ ẩm và để tránh để chén thức ăn trong hồ nuôi ám mùi thức ăn.
Việc đậy nắp duy trì suốt ngày lẫn đêm, đến 21 giờ thì mở nắp trong 1 tiếng để cho ăn và theo dõi tình hình của ốc. Trong khoảng 1 tuần, bạn dành ra 12 tiếng mở nắp đậy để hồ bay mùi thức ăn. Ốc mượn hồn thường trèo ra ngoài theo đường dẫn oxy nên ốc trèo theo đường ống oxy. Khi sử dụng máy sục khí thả vào nước muối cần đậy nắp kĩ. Một hồ nuôi ốc hiệu quả là hồ nuôi đảm bảo được độ ẩm thích hợp và lưu thông không khí.
Quy trình cho ốc mượn hồn ăn uống như thế nào để ốc tăng trưởng hiệu quả?
Để hạn chế việc thức ăn bị ốc lôi ra khỏi chén, người nuôi thường sử dụng loại chén có đáy rộng và chiều cao 1cm.Những loại trái cây ưa thích cho ốc mượn hồn; thanh long ruột đỏ, khoai lang tím, dưa hấu giúp ốc lên màu đẹp hơn ,nang mực cung cấp canxi cho ốc lột xác. Nuôi ốc lột xác cũng như quy trình nuôi các loại cá tra, cá chép, nuôi ếch.Trong quá trình nuôi và cho ăn, các bạn nên thường xuyên thay đổi thực đơn cho ốc, những khẩu phần ăn trùng lắp quá nhiều sẽ làm ốc chán ăn. Lưu ý: Tránh các loại thức ăn vị chua cay, thức ăn tẩm ướp gia vị.
Nước uống: trong hồ nuôi ốc phải có 1 chén nước tinh khiết và 1 chén nước muối. Ccash pha như dung dịch phun sương đã nói ở trên.Khi nước đục, cần phải thay nước mới ngay lập tức. Số lần thay nước thường là 4-5 hôm/ lần.Nếu như chôn chén nước xuống cát sẽ giữ cho nước lâu đục, ốc dễ uống hơn, trong chén nước nên đặt vài viên đá nhỏ để ốc nhỏ không bị tơi xuống nước.
- Tập tính của ốc mượn hồn là ăn tạp, ưa thích các loại thức ăn như: khoai lang tím, sữa, chuối, phân ốc, các loại thức ăn mềm và có vị ngọt...
- Thời gian cho ăn của ốc mượn hồn là từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Mỗi ngày ốc mượn hồn cần ăn một lần. Người nuôi cần tập thói quen cho ốc nhân biết giờ ăn đã đến như mỗi lần cho ăn sẽ gõ vào hộp. Những loài ốc nào khi mới mang về đều ăn ít hoặc không ăn, các bạn đừng lo lắng vì đây là tập tính của chúng.
MẬT ĐỘ NUÔI
Ốc mượn hồn sống theo bầy đàn nên cần nuôi ít nhất 2 con. Những chú ốc to bằng nắp chia thì diện tích sống tối thiểu là 20 x 30 cm. Những hồ nuôi chật thì ốc không thể sống lâu, hồ nuôi càng rộng thì sức tăng trưởng của các cua cư sĩ càng cao.
Mô hình nuôi ốc không hề dễ hơn mô hình nuôi cá chép, nuôi ếch, cần rất nhiều sự tỷ mỉ và đầu tư. Khuyến khích việc nuôi kết hợp nhiều loại ốc với nhiều loài. kích cỡ khác nhau. Vệ sinh hồ nuôi là yếu tố cần thiết, hỗ trợ ốc sinh sống tốt hơn trong hồ nuôi. Người nuôi cần vệ sinh cát, thay cát. phun thêm nước muối, quan sát và đếm số lượng ốc, không nên vệ sinh hồ nuôi khi ốc đang lột xác.
Hồ nuôi sẽ có mùi do cách cho ăn, rửa chén , thức ăn tươi sống,.. Người nuôi cần thay đổi cách cho ăn và thói quen vệ sinh.
Việc trang trí hồ nuôi ưu tiên các loại đá, san hô tự nhiên, tránh những vật dụng bằng nhựa, chất lượng kém. Ốc mượn hồn là loài thích leo trèo nên cần bố trí nhiều đá và san hô. Việc xếp đá da vôi vào hồ không nên xếp thành hang vì sẽ khó quan sát ốc.
Ốc có thói quen kẹp càng nó vào bất kì thứ gì nó bám vào nên khi cầm nắm cần cẩn thận, có thể bị cắn, gây chảy máu. Ngoài ra, ốc mượn hồn có giai đoạn lột xác, thay vỏ mới lớn hơn để chứa cơ thể, các bạn có thể dự trữ sẵn vỏ cho ốc. Việc thay vỏ là tập tính hoàn toàn tự nhiên, các bạn không tự lôi vỏ vì sẽ gây tổn thương cho ốc.
Khi ốc chết, người nuôi nên quan sát , tìm hiểu nguyên nhân và giữ lại vỏ ốc cho ốc khác. Cách giao tiếp của các loại ốc mượn hồn là dùng râu chém lia lịa vào nhau. Một điều đặc biệt là ốc có khả năng xếp hàng theo thứ tự để đổi vỏ cho nhau.
Tại đảo Lý Sơn , ốc mượn hồn được nuôi số lượng lớn và đựơc đầu tư phát triển. Điều kiện thuận lợi là dọc bờ biển, ốc mượn hồn sinh sống rất nhiều, người dân có thể tìm bán hoặc nuôi số lượng lớn, kiếm thêm thu nhập. một trong những Người thành công trong mô hình nuôi ốc mượn hồn là anh Mai Tấn Thanh trú tại xã An Hải, huyện Lí Sơn. Chỉ với diện tích gần 100m2, gia đình anh xây tường, keo lưới xng quanh làm chỗ tìm bắt và thả nuôi ốc mượn hồn. Kỹ thuật nuôi ốc hợp lí , điều kiện tự nhiên thuận lợi mang lại năng suất cao, giá 500.000 đồng/ kg ( khoảng 100 con). Kích thước con ốc lướn nhất là môt chú ốc mượn hồn to bằng nắm tay người lớn, tháng 7 năm 2018 được người dân phát hiện.
Ngành nuôi ốc mượn hồn là ngành mới có nhiều triển vọng phát triển nông sản tại Việt Nam, chúc các bạn đầu tư hiệu quả !